Marketing Online là một xu hướng tiếp thị tất yếu khi nền tảng Internet phát triển. Mặc dù cụm từ này trở nên cực kỳ phổ biến trong thế giới kinh doanh.
Nhưng “Marketing Online là gì?” không phải ai cũng có câu trả lời rõ ràng!
1. Marketing Online là gì?
Đối với công việc Marketing: ở đâu có khách hàng, ở đó sẽ có tiếp thị.
Ngày nay, sự bùng nổ của Internet khiến con người chúng ta trở nên kết nối hơn. Bạn thấy người người, nhà nhà kết nối Internet, và khách hàng của bạn cũng trong số đó.
.webp)
Khi bạn truy cập Internet, lúc đó mọi người nói bạn đang online!
Họ sử dụng Internet để vào đọc tin tức trên các website, vào các mạng xã hội (Facebook, Instagram…), liên lạc email, xem video trên Youtube,… và vô vàn thứ cần đến Internet. Khi họ truy cập Internet, bạn nói họ đang Online!
Nói đến đây, có lẽ bạn đã “ngờ ngợ” phần nào về khái niệm: Marketing Online là gì?
Marketing Online là các hình thức tiếp thị trên môi trường Internet.
Việt hóa cách ngắn gọn là: Tiếp thị trực tuyến.
Vì vậy, Marketing Online còn có tên gọi khác mà bạn cũng thấy rất quen thuộc: Internet Marketing.
Để dễ dàng nhận biết bạn đang làm Marketing Online, chỉ cần xác định thông qua câu hỏi: khách hàng của bạn có phải kết nối Internet để nhận được thông điệp truyền thông hay không?
2. Marketing Online bao gồm những hình thức nào?
Khi mới tìm hiểu về Marketing Online, chúng ta sẽ luôn thắc mắc “Marketing Online bao gồm những gì?”.
Bạn sẽ gặp các hình thức Marketing Online chính sau đây, hầu như ngày nào bạn và khách hàng của bạn đều được tiếp cận:Website: đây là kênh phải có của bất kỳ doanh nghiệp nào muốn phát triển lâu dài. Website là nhà riêng của bạn, là nơi công bố các thông tin chính thức tới khách hàng. Nếu bạn không có website mà chỉ kinh doanh trên Facebook, thực chất đó không phải nhà riêng của bạn. Facebook bản chất cũng là một website, bạn “nhờ vả” vào Facebook để bán hàng. Do đó, nếu thực sự muốn kinh doanh lâu dài, bạn nhất định phải có địa chỉ “sở hữu” riêng chính là website.

Website là phương thức Marketing Online không thể thiếu nếu doanh nghiệp muốn phát triển lâu dài.Còn PPC là kết quả tìm kiếm có kèm “QC” hoặc “Ads”. Nếu trên công cụ tìm kiếm Google, PPC mà bạn sử dụng rất quen thuộc với cái tên: Google Ads (trước đây là Google Adwords).
SEM (Search Engine Marketing): tiếp thị trên công cụ tìm kiếm (Google, Cốc Cốc, Bing,…). SEM được phân ra thành 2 nhánh: SEO và PPC.
- Email Marketing: tiếp thị thông qua email. Đây là một trong các hình thức Marketing Online mang tính cá nhân cực cao vì bạn tiếp cận riêng đến từng khách hàng. Ngoài quảng cáo sản phẩm, dịch vụ, kênh email còn được dùng để chúc mừng khách hàng những dịp đặc biệt, cung cấp những thông tin hữu ích, gửi các chương trình dành riêng cho khách hàng VIP nhằm duy trì mối quan hệ với khách hàng.
-
- Social Media: truyền thông mạng xã hội. Bạn tạo nên các fanpage để tương tác với khách hàng, xây dựng thương hiệu. Đặc biệt, chạy quảng cáo trên mạng xã hội là cách được sử dụng vô cùng phổ biến như: Facebook Ads, Zalo Ads, Instagram Ads,…
- Display Ads: quảng cáo hiển thị trên một trang web (bạn trả tiền cho một website khác để được đăng banner quảng cáo của mình, hoặc bạn thực hiện quảng cáo trên Youtube).
- …
3. Marketing Online là “con” của Digital Marketing!
Bạn có cho rằng Digital Marketing và Marketing Online là một? Nếu bạn cho là thế, bạn đang nhìn thế giới của Digital Marketing một cách thu hẹp!
Bây giờ, hãy dịch nghĩa từ “Digital Marketing”: Tiếp thị kỹ thuật số.

Digital Marketing hoạt động dựa trên nền tảng kỹ thuật số.
Thông qua cách dịch Việt hóa trên, chúng ta hiểu rằng: Digital Marketing là cách tiếp cận khách hàng thông qua các phương tiện hoạt động dưới nền tảng kỹ thuật số (cả trên môi tường Internet và không cần Internet như: NFC, Bluetooth, thiết bị lưu trữ,…). Một số hình thức Digital Marketing giúp bạn nhìn nhận rõ hơn:
- Quảng cáo tivi, radio, LCD,…
- Mobile Marketing (SMS, App, Game Mobile…)
- Online Marketing
- …
Như vậy, Digital Marketing có tính khái quát hơn so với Online Marketing.